Bồ Đề Đa La có nguyên quán tại Nam Thiên Trúc – Ấn Độ, ngài là con thứ ba của Quốc Vương nước Hương Chí tại Nam Thiên Trúc. Trong một lần đến nước Hương Chí, Bát Nhã Đa La – vị tổ thứ 27 của nhà Phật, đã cùng Bồ Đề Đa La bàn luận về chữ Tâm. Nhận thấy vị hoàng tử có ngộ tính cao nên ngài đã khuyên hoàng tử lấy tên là Đạt Ma, có nghĩa là rộng lớn, thông Đạt. Tên Bồ Đề Đạt Ma bắt nguồn từ đó.
Bồ Đề Đạt Ma sau nhiều năm tu hành khổ luyện đã thấu hiểu giáo lý nhà phật và được tôn xưng là vị phật thứ 28 của nhà Phật. Người chính là ông tổ đã sáng lập ra trường phái Thiền tông nổi tiếng bậc nhất Trung Quốc.
Bồ Đề Đạt Ma được biết đến là một người có trí tuệ tuyệt hảo. Tri thức của ngài có thể soi rọi, chiếu sáng cho toàn vũ trụ. Người cũng có ước vọng đưa giáo điều này vào trong tinh thần truyền thống của Phật Giáo phái Đại thừa.Tượng Đạt Ma được đặt nhiều chuyên gia phong thủy sử dụng để trấn trạch, trừ tà vô cùng hữu hiệu. Điều khó nhất trong điêu khắc tượng chính là đôi mắt của ngài, làm sao khi nhìn vào đôi mắt của ngài như đang nhìn vào cõi hư vô. Ngài được xuất hiện với rất nhiều hình tượng khác nhau như: Đạt Ma khất thực, Đạt Ma ngồi thiền, Đạt Ma thế võ, Đạt Ma hàng long, … Mỗi hình tượng của ngại lại mang đến những ý nghĩa phong thủy vô cùng độc đáo. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa tượng Đạt Ma qua từng hình tượng