Phượng Hoàng (hay còn được gọi là Phụng Hoàng là loài chim với vẻ ngoài rực rỡ, xinh đẹp, được cho là quốc mẫu của các loài chim. Linh vật này có nhiều truyền thuyết khác nhau, xuất hiện trong nhiều nền văn hóa từ Trung Quốc, Việt Nam đến Ai Cập, Hy Lạp, … xuất hiện trong nhiều tôn giáo,…. Trong văn hóa phương Tây, Phượng Hoàng tượng trưng cho sự bất tử, sự tái sinh, còn trong văn hóa phương Đông, Phượng Hoàng là một trong tứ linh, là biểu tượng của lửa , tượng trưng cho sự cao thượng, thánh khiết, bởi vậy mà hình ảnh phượng hoàng được sử dụng cho đấng mẫu nghi thiên hạ.
Khi nhắc đến Phượng Hoàng, chúng ta không thể không nhắc đến sự bất tử, sự tái sinh, gắn liền với truyền thuyết- Phượng Hoàng Niết bàn, dục hỏa trùng sinh.Truyền thuyết kể về loài chim Thần có thể sống hàng thế kỷ. Đây là loài chim khổng lồ, được miêu tả giống với đại bàng hay chim công, tỏa ánh sáng sặc sỡ ngũ sắc. Chim Phượng Hoàng trong thần thoại được cho là biểu tượng lửa và mặt trời mọc. Nó luôn được bao quanh bởi một vầng hào quang tỏa sáng lộng lẫy trên bầu trời. Khi quá già cỗi hay bị thương nặng, nó tự tạo giàn thiêu từ những cọng quế và gỗ thơm, rồi dùng chân hỏa của mình làm cho ngọn lửa bùng lên quanh Phượng Hoàng. Từ đống tro tàn, một con Phượng Hoàng tuyệt đẹp, rực rỡ sẽ trỗi dậy và hồi sinh.
Trong văn hóa Việt Nam, phượng Hoàng đã xuất hiện từ rất sớm, với loài chim Lạ là hóa thân của quốc mẫu Âu Cơ của dân tộc Việt Nam trong truyền thuyết con rồng cháu tiên, là hình ảnh nguyên thủy dần hóa thành hình tượng Phượng Hoàng qua các triều đại phong kiến, tượng trưng cho ước mơ vươn lên bất chấp mọi khó khăn, giông tố và thử thách, vươn tới khát vọng chinh phục muôn đời