Ý NGHĨA TƯỢNG GỖ TẾ CÔNG
Trong truyền thuyết, Tế Công được biết đến với hình tượng thường giả điên giả ngây; lấy việc bản thân điên điên rồ rồ để độ hóa thế nhân, từ bi giúp đỡ người khó khăn, nguy hiểm nên ông được biết đến với tên gọi khác: “Phật sống Tế Công”.
Ông lại luôn tỏ vẻ ngây ngô điên rồ, cùng với ngoại hình rách rưới, . Thế nhưng, ông tuy “điên” mà “tỉnh”; với tấm lòng từ bi, trượng nghĩa – tâm Phật đích thực; ông đã hết lòng giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, đau khổ , giác ngộ cho những kiếp lầm than. Ông luôn gần gũi với tất cả mọi người, không mang lại cảm giác quá xa vời hay xa cách.
Trong phong thủy, với hình tượng vị hòa thượng Tế Công rất giỏi trừ tà bắt ma, cứu giúp dân chúng.Chính vì vậy, Tế Công được tạc tượng thờ cúng, trưng bày trong nhà như một vị thần giúp xua đuổi tà ma.
Tượng Tế Công mang đến hiệu quả bảo hộ; trừ tà và trấn trạch rất tốt cho gia chủ. Tại những ngôi nhà hay mảnh đất có vong thường xuyên lui đến; hoặc những khu đất “dữ” gần những nơi nặng âm khí; người ta rất hay đặt tượng Tế Công để hóa giải âm khí; xua đuổi tà ma, tránh để những cái xấu quấy nhiễu con người.
Đặt tượng Tế Công sẽ giúp thanh trừ khí độc, đem lại vượng khí cho không gian sống của gia chủ; đồng thời giúp gia quyến khỏe mạnh, tránh được bệnh tật, đau ốm. Hơn nữa, Tế Công luôn mang khuôn mặt tươi cười sảng khoái, bài trí tượng Tế Công sẽ giúp không khí gia đình thêm phần vui vẻ, tinh thần dễ chịu, thoải mái hơn.
VỊ TRÍ KÊ TƯỢNG TẾ CÔNG
Tượng Tế Công tùy theo kích thước, có thể đặt ở bàn trà, kệ hoặc góc nhà hướng ra phía cửa thoáng để phát huy công dụng phong thủy tốt nhất.