Nghê - con vật linh thiêng và ý nghĩa phong thủy mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của nó

Nghê - con vật linh thiêng gắn liền với văn hóa dân tộc.

Tam nghê chấn chum tiền

1. Nghê là con gì?


- Nghê hay còn gọi là Ngao, là một linh vật trong văn hóa Việt Nam và do chính người Việt sáng tạo nên. Ở Trung Quốc, có một loài được gọi là" toan nghê" chính là sư tử, loài vật có thật khác hẳn với nghê của người Việt là linh vật chỉ có trong truyền thuyết.

Ngũ nghê gỗ xưa đỏ


- Nghê là một sự hợp thể kì lạ giữa sư tửchó. Nó có sự kêt hợp giữa đầu sư tử và thân chó. Tuy có đầu sư tử nhưng do ảnh hưởng nét Phật tính nên trông con nghê uy nghi mà hiền hòa chứ không dữ tợn như sư tử. Phần thân của Nghê sử dụng thân chó mang nét thân thiết gần gũi với con người hơn.


- Nghê xuất hiện sớm nhất là vào thời nhà Lý, qua từng triều đại Việt Nam nghê ít nhiều có biến đổi về hình thể nhưng vẫn giữ nguyên bản chất là con vật linh thiêng, lành tính và bảo về cho loài người. 


2. Hình tượng nghê qua các triều đại.


- Nghê xuất hiện sớm nhất vào thời nhà Lý. Ở triều đại này, nghê có hình dáng thon thả thiên về đặc điểm của loài chó nhưng được làm rất đẹp và cầu kì. Có thể hiểu, chó là loài vật thân thiết và gần gũi nhất với người dân Việt xưa nên nó đã được hóa linh để bảo vệ cho con người cả về thể chất lẫn tinh thần.


- Nghê thời Lê được cách điệu thêm để mang nét vương giả xứng đáng với khí chất của một loài vật linh thiêng xếp cùng Tứ linh của Trung Quốc nhưng vẫn không mất nét hiền lành gần gũi của người Việt.

Di Lặc đứng nghê.


- Nghê thời Nguyễn thường không còn xuất hiện trong hoàng tộc vì sự ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Trung Quốc nhưng trong dân gian nó vẫn gắn liền với cuộc sống thường ngày của người dân bởi nó đã ăn sâu vào tiềm thức của dân tộc hàng trăm năm cũng như nó là sự thể hiện tâm tính của người dân ta một cách rõ rệt nhất.


- Hình tượng nghê xuất hiện nhiều nhất ở các đền thờ, chùa chiền, lăng miếu hay cổng làng và thường được đặt ở vị trí cao. Bởi vì nghê mang ảnh hưởng từ bản chất của loài chó là trông coi và bảo vệ nên nó trở thành vật nuôi của các vị thần tiên coi sóc nơi linh thiêng và kiểm soát tâm hồn người ra vào và trừng phạt những kẻ tâm thuật bất chính. Nghê ở các lăng mộ thì thể hiện lòng kính cẩn thương tiếc đối với người đã khuất. Nói chung trong đời sống văn hóa của người Việt, nghê là linh vật có tầm quan trọng hệt như Tứ linh đối với người Trung Quốc.


3. Ý nghĩa phong thủy và cách bài trí Nghê.


Nghê trong phong thủy có tác dụng xua đuổi tà ma, trấn áp khí xấu, hóa giải vận hạn và khi đặt ở mỗi vị trí khác nhau nó thể hiện những ý nghĩa phong thủy khác nhau:


- Nghê đặt ở cổng làng hay đền chùa miếu mạo thường được đặt ở trên cao nhằm canh gác, kiểm soát tâm ý người ra vào. Chỉ có những người nào thiện lương tốt bụng mới có thể thật sự nhận được ban ân của thần linh còn những người tâm thuật bất chính thì sẽ bị trừng phạt thích đáng.

Di Lặc song nghê


- Nghê đặt ở những vị trí hung sát như ngã ba đường, trước cửa nhà có đường đi đâm thẳng vào sẽ hóa giải khí xấu, trấn trạch tăng phúc cho gia chủ.


- Nghê đặt trước cửa lăng mộ sẽ bảo vệ giấc ngủ cho người đã khuất được thanh thản và thể hiện niềm thương xót của người sống với người đã khuất.


Cảm ơn anh chị em đã đọc bài viết, nếu muốn sở hữu cho mình những bức tượng Nghê đẹp và ý nghĩa như vậy, hãy nhanh tay truy cập:


Website: https://xuongtuonggo.com/


Hoặc gọi đến số điện thoại: 0868688137-0355678885 (zalo)


Xưởng tượng gỗ chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách.
(Địa chỉ: 80C, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội)

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Linkedin Top
 
0339331111