Tượng gỗ Tam Đa và những ý nghĩa, nguồn gốc ra đời trong phong thủy

Tượng gỗ tam đa là một biểu tượng tốt đẹp giúp mang lại nhiều may mắn và tài lộc. Do đó việc thờ cúng tam đa cũng trở thành một tín ngưỡng trong phong thủy để cầu mong sự bình và tiền tài cho cả gia đình. Nhưng những sự tích tam đa và những ý nghĩa sâu xa của những pho tượng thì còn rất ít người biết. Sau đây, Xưởng Tượng Gỗ sẽ cùng bạn đi tìm hiểu:


Tượng gỗ tam đa


Tượng gỗ tam đa và sự tích về tam đa:


Tam đa là ai ?


Tam Đa bắt nguồn từ câu chuyện 3 lời chúc với vua Nghiêu:


Câu chuyện về vị vua yêu dân như con, nhân dịp tiết xuân đã đi thưởng ngoạn nhằm hiểu thêm về nhân tình thế thái.


Đi đến đâu, Hoàng Đế cũng nhận được sự chào đón nồng nhiệt của người dân. Nhân dân đã chúc tụng nhà vua ba điều:


Một là, kính chúc nhà vua trường thọ, vua Nghiêu không nhận.


Nhân dân lại nói điều hai: Xin cầu chúc nhà vua thật phú quý, nhiều lộc. Nhà vua cũng từ chối và nói tránh đi.


Nhân dân lại chúc tiếp điều thứ ba: Chúc nhà vua sinh nhiều con trai, tỏa phúc ấm cho cả hoàng tộc.


Vua Nghiêu vẫn không chấp nhận mà thay mặt triều đình ban những lời chúc tụng đó thành ba điều chúc: “Đa phúc, đa lộc, đa thọ”, gọi tắt là “Tam Đa” cho cả trăm họ.


Vị vua anh minh và thương dân đã không dám nhận những điều tốt đẹp cho riêng mình mà biến nó thành lời chúc danh cho trăm họ.


Từ đó, Tam Đa trở thành lời chúc nhau trong những ngày tết đến, xuân sang. Từ đó tượng ba ông “Tam Đa” được ra đời.


Tượng gỗ tam đa

Tượng tam đa gỗ hương 


Tượng Gỗ Tam Đa được xuất phát từ 3 nhân vật có thật


Hình tượng 3 ông tam đa xuất phát từ 3 con người có thật ở 3 triều đại phong kiến TQ:


Ông Phúc


Ông Phúc tên thật là Quách Tử Nghi – Thừa tướng đời nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Ông xuất thân vốn là quý tộc, sở hữu hàng trăm mẫu ruộng lớn, nhưng suốt cuộc đời ông lại tham gia triều chính. Ông sống rất liêm khiết, thẳng ngay, không vì vinh hoa, phú quý mà làm mất nhân cách con người.


Ông phục vụ dưới 4 đời vua Đường là Huyền Tông, Túc Tông, Đại Tông, và Đức Tông và có công dẹp loạn An Sử và chống quân du mục tây bắc, phò giúp nhà Đường. Ông kết thúc sự nghiệp trọn vẹn, mang tước Phần Dương vương (phong từ thời Đường Túc Tông), cả nhà vinh hiển được phong tước vị sang trọng. Gia đình có ngũ đại đồng đường, con trai có nhiều người làm phò mã, con gái nhiều người lấy hoàng tử, rất quý hiển đương thời.


Ông là một vị quan thanh liêm nên cũng nghèo. Đổi lại nhà ông ngũ đại đồng đường, con cháu đề huề. Lúc ông mất, con cháu năm đời đều có đủ.


Năm 83 tuổi, ông và vợ cũng "ra đi" cùng lúc, rồi được con cháu hợp táng.
Sử sách nhận định về ông như sau: Công trùm trời đất mà chủ không nghi, địa vị vượt muôn người mà không ai đố kỵ


Ông Lộc


Ông Lộc tên thật là Đậu Tử Quân, làm quan đến chức Thừa tướng nhà Tấn. Theo truyền thuyết, Ông Lộc được sinh tại Giang Tây, sống trong thời Thục Hán của Trung Quốc, ông còn là một quan lớn của triều đình, có nhiều tiền của.


Nhưng ông lại là một vị quan tham. Ông hưởng không biết bao nhiêu vàng bạc, châu báu, của đút lót của những kẻ nịnh thần, mua quan, bán tước, chạy tội cho chính mình, cho con, cho cháu, cho thân tộc. Trong nhà ông, của cải chất cao như núi không thiếu một thứ gì


Nhưng điều ông thiếu lại là cháu đích tôn. Do vậy ông lo nghĩ buồn rầu sinh bệnh mà chết. Trước khi chết, ông cũng không nhắm được mắt. Ông than rằng: “Lộc ta để cho ai đây? Ai giữ ấm chân nhang cho tổ tiên, cho bản thân ta?”


Ông Thọ


Ông Thọ tên là Đông Phương Sóc, làm Thừa tướng đời Hán. Triết lý làm quan của ông Đông Phương Sóc là quan thì phải lấy lộc. Không lấy lộc thì làm quan để làm gì.
Ông coi “buôn chính trị” là buôn khó nhất, lãi to nhất. Nhưng ông Đông Phương Sóc vẫn là quan liêm. Bởi ông nhất định không nhận đút lót, ông chỉ thích lộc của vua ban thưởng. Ông thọ đến 125 tuổi nên người đời mới gọi ông là ông Thọ.
Khi chết thì chỉ có đứa chút bốn đời lo tang ma, còn cháu chắt chết hết cả. Về cuối đời ông rất cô đơn lạc lõng vì đã quá thời, thọ như vậy cũng chán lắm!

  • Sau câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy con người khó được viên mãn, được cái này thì mất cái kia. Ba ông tam đa cũng chính là ước nguyện mà mỗi người đều khao khát nhưng suy cho cùng thì mỗi ông cũng chỉ được hưởng 1 điều viên mãn. Câu chuyện trên không có ý nói chúng ta thờ cúng để học những tính xấu như hối lộ, buông thả mà từ đó rút ra được bài học cho riêng mình để lựa chọn cách sống riêng cho bản thân.

Tượng gỗ tam đa và những quan niệm về ý nghĩa trong phong thủy:


Tượng gỗ tam đa

Tượng gỗ tam đa 

Việc thờ cúng cũng như trưng bày tượng gỗ tam đa với ý nghĩa mang đến cho con người 3 hạnh phúc lớn nhất của đời người. Với ước nguyện mang lại nhiều tài lộc và may mắn cũng như sức khỏe viên mãn. Sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu ý nghĩa của từng ông tượng gỗ tam đa:


Ông Phúc:


Ông Phúc mang đến sự may mắn và hạnh phúc, đem lại cho gia chủ sự hòa hợp gắn kết các thành viên trong gia đình. Con hiền cháu thảo là những điều tốt đẹp mà ông phúc mang lại.


Tương truyền, ông Phúc là một quan thanh liêm đứng đầu của triều đình xưa. Ông Phúc có rất nhiều con cháu, tất cả đều hiếu thảo và thành công hơn người. Vì vậy, tượng ông phúc thường bế đứa bé trên tay. Phúc là điều mong ước đầu tiên của mỗi người. Tượng ông Phúc sẽ đem đến cho gia chủ nhiều phúc phần, con cháu ngoan hiền, hiều thảo và thành đạt.


Ông Lộc


Ông Lộc tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng. Ông còn được xem như một vị thần tài bởi sự giàu có và nhiều tài lộc.


Truyền thuyết nói rằng ông Lộc làm quan lớn của triều đình, có tài ăn nói khéo léo nên được vua ban lộc nhiều vô kể. Ông thường mặc áo xanh lá cây vì lộc có phát âm gần với lục ông Lộc đội mũ quan, tay cầm ngọc như ý tượng trưng có sự thăng tiến về công danh, vạn sự như ý và tài lộc tấn tới. Tuy vậy, nhưng ông lại được đứng ở giữa trong ba ông tam đa


Ông Thọ


Ông thọ với ý nghĩa mang đến sức khỏe và sự trường thọ. Ông sống đến 125 tuổi nên được coi là người sống lâu nhất thời điểm bấy giờ. Ông thọ là hình ảnh ông tiên già râu tóc bạc phơ với vầng trán cao và trên tay có chống một chiếc gậy có buộc quả hồ lô.

Chọn chất liệu để làm tượng Tam Đa

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại tượng tam đa bằng sứ, đá, …. Chúng ta có thể lựa chọn chất liệu dựa trên sở thích và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Tuy nhiên các bạn nên sử dụng tượng tam đa bằng gỗ để vừa làm vật thờ cúng lại có thể tô điểm thêm cho gia đình chúng ta sự sang trọng. Các loại gỗ tốt thường có độ bền, tuổi thọ rất cao không dễ bị vỡ hoặc mối mọt nên là sự lựa của rất nhiều khách hàng. Tại cửa hàng Xưởng Tương Gỗ có rất nhiều các sản phẩm với rất nhiều sự lựa chọn khác nhau cho mọi người tham khảo.

Cách chọn vị trí để đặt tượng gỗ tam đa



Tượng ba ông tam đa luôn phải đặt theo đúng thứ tự để phát huy được năng lực cao nhất.


Cách để tượng gỗ tam đa hướng phong thuỷ hợp với chủ nhà


Tượng các vị thần cần đặt ở vị trí may mắn và tốt đẹp nhất trong nhà. Đối với mỗi người sẽ có vị trí tốt để đặt tượng riêng, để xác định được điều này chúng ta cần dựa vào tuổi, cung mệnh của mỗi người để xác định cách để ông Phúc Lộc Thọ ở vị trí tốt.

Nếu không may đặt ở vị trí không tốt với gia chủ sẽ dễ bị hao tài, gặp những chuyện thị phi và không hay.


Hai bên cửa chính


Vị trí ở 2 bên cửa chính cũng rất phù hợp trong cách sắp xếp 3 ông Phúc Lộc Thọ. Tuy nhiên không nên đặt tượng ở đối diện cửa ra vào, sẽ khiến ba ông đi khỏi gia đình chúng ta.


Hướng vào phòng


Tương tự như việc không chọn cách đặt tượng Tam Đa đối diện cửa ra vào, chúng ta đặt tượng hướng vào phòng để các vị thần mang lại tiền tài và sự bình an đến với gia đình.


Trong phòng khách - Phòng làm việc


Đặt tượng Phúc Lộc Thọ trong phòng làm việc hoặc phòng khách sẽ tạo cho gia chủ được nhiều may mắn. Nên đặt các ông ở vị trí cao, trên một cái bàn và trước một bức tường chắc chắn.



 

Những lưu ý không thể bỏ qua khi thỉnh tượng gỗ tam đa


- Không nên trưng 1 hoặc 2 bức trong bộ tam đa. Khi trưng bày gia chủ nên trưng cả bộ 3 bức. Trường hợp nếu có 1 bức tượng bị hỏng thì cần làm lại bức mới chứ tuyệt đối không nên để trưng 2 bức hoặc chỉ 1 bức vì nó tượng trưng cho hạnh phúc không trọn vẹn.


- Không để tượng ở vị trí quá thấp, vị trí tối thiểu mà các chuyên gia phong thuỷ thống nhất là mặt của tượng phải ngang tầm ngực trở lên.


- Không để tượng nhìn thẳng ra cửa chính sẽ làm thất thoát tài lộc. Khác với tượng chấn trạch, thường để nhìn thẳng ra cửa chính thì tượng dùng để chiêu tài thường tránh nhìn thẳng ra cửa chính. Tượng chấn trạch như: Quan Công, Tượng hổ... Tượng chiêu tài: Phúc Lộc Thọ, Tỳ hưu, Thiềm thừ...


- Nếu trưng tượng mà không muốn thờ cúng thì nên dùng bút lông gạch hình chữ thập (+) dưới đế của tượng. Khi không thờ tượng nữa thì nên mang lên chùa gửi tuyệt đối không đốt, vứt vào nơi ô uế.



Mọi thông tin cần tư vấn quý khách có thể liên hệ:


Hotline : 0868688137 - 0339331111 - 0355678885 ( Zalo )


Fanpage : https://www.facebook.com/HoangThuongStore/


Website : https://xuongtuonggo.com/


Youtube :https://www.youtube.com/c/xuongtuonggo?app=desktop


Xưởng Tượng Gỗ rất hân hạnh được phục vụ quý khách


Xin trân thành cảm ơn!

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Linkedin Top
 
0339331111