Tượng ông thọ và những ý nghĩa, nguồn gốc trong phong thủy


Tượng ông thọ

Tượng ông thọ nu ngọc am 


Tượng ông thọ từ lâu đã trở thành một vật thờ cúng không thể thiếu trong văn hóa dân tộc Việt Nam. Thờ cúng tượng ông thọ là biểu trưng cho sức khỏe, sự trường thọ và đam lại hạnh phúc cho cả gia đình.Nhưng ý nghĩa sâu xa và cách bài trí tượng thì còn rất ít người biết đến. Sau đây, Xưởng Tượng Gỗ sẽ cùng bạn đi tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc trên:

Nguồn gốc ra đời của tượng ông thọ:


Hình ảnh ông thọ trong dân gian :


Theo tín ngưỡng dân gian truyền lại thì ông thọ có tên là Nam Cựu tiên ông. Ông được tạo hình với một hình ảnh ông già râu tóc bạc phơ, với vầng trán cao, cặp lông mày dài và trên tay cầm một chiếc gậy có treo bình hồ lô. Với gương mặt phúc hậu và nụ cười hoan hỉ biểu tượng cho sự vui tươi và hạnh phúc.


Ông thọ còn là một trong 3 vị tiên gắn liền với Ông Phúc và Ông Lộc trong ba ông tam đa và được biết đến rộng rãi nhất. Việc thờ cúng tam đa là rất phổ biến nhưng ông thọ vẫn được tách ra để thờ riêng lẻ để thể hiện ước nguyện của con người và đồng thời thể hiện sự tôn kính với ông.


Hình ảnh ông thọ ngoài đời thực:


Ông thọ có tên thật là Đông Phương Sóc, làm Thừa tướng đời Hán. Triết lý làm quan của ông Đông Phương Sóc là quan thì phải lấy lộc. Được bao nhiêu tiền thưởng, ông lại đem mua gái đẹp, gái trinh về làm thê thiếp. Người đương thời đồn rằng, trong dinh ông, gái đẹp nhiều đến mức chẳng kém gì cung nữ ở cung vua.



Tượng ông thọ

Tượng ông thọ nu 


Ông sống thọ đến 125 tuổi. Nên người đời mới đặt cho ông cái tên gần gũi là ông Thọ. Trước khi về chốn vĩnh hằng, ông Thọ còn cưới một cô thôn nữ xinh đẹp mới mười bảy tuổi. Ông Đông Phương Sóc bảo, ông được thọ như vậy là nhờ ông biết lấy âm để dưỡng dương.


Ông thọ còn là một trong 3 vị tiên gắn liền với Ông Phúc và Ông Lộc trong bộ ba ông  tam đa được biết đến rộng rãi nhất. Việc thờ cúng tam đa là rất phổ biến nhưng ông thọ vẫn được tách ra để thờ riêng lẻ để thể hiện mong muốn và sự tôn kính với ông.


Theo phong thủy, ông thọ còn được bắt nguồn từ một chòm sao:


Từ thời cổ đại, việc thờ cúng ông thọ xuất phát từ việc thờ cúng một vì sao tinh tú trên bầu trời. Ông thọ thuộc một chòm sao trong Nhị Thập Bát Tú.


Trong "Sử ký" của Tư Mã Thiên, chương “Thiên Quan thư” có ghi chép: Tây cung Lang có 1 ngôi sao lớn, gọi là sao Nam Cực Lão Nhân, khi sao Lão Nhân xuất hiện, đất nước yên ổn, còn khi sao không xuất hiện thì có binh biến. Bởi thế, xem sao Nam cực Lão nhân là sao chưởng quản cả quốc gia vận mệnh, cả số mệnh dài ngắn của vua. Về sau, Nam cực Lão nhân chưởng quản cả số mệnh dài ngắn của mọi người trong thiên hạ.


Tượng Ông thọ được hình thành và được thay đổi qua các thời kì.


Tượng ông thọ

Tượng ông thọ gỗ bách xanh 


Tượng ông thọ đã được thờ cúng từ rất lâu trong dân gian, việc thờ cúng ông thọ bắt nguồn từ câu chuyện vua Nghiêu và 3 lời chúc với nhân dân. Từ đó, tục thờ cúng ông thọ đã trở nên phổ biến nhưng qua mỗi thời kì khác nhau tượng ông thọ lại có một chút thay đổi để phù hợp trong tiềm thức của mỗi người nhưng vẫn giữ được hình tượng ý nghĩa.


Từ xa xưa, Ông thọ mang một hình ảnh là một ông cụ già râu tóc bạc phơ, vầng trán cao và lông mày dài kèm theo đó là tay chống một chiếc gậy.


Thời Đông Hán thì tượng ông thọ được nhân thần hóa. Khi đó, ông thọ có hình dáng là của một lão nhân cầm gậy dài. Đến thời Nam Tống, hình tượng Thọ tinh đứng bên cây trượng dài quá đầu, thân trượng vặn vẹo hình dáng kỳ lạ. Rồi đến thời Minh mới xuất hiện hình ảnh ông thọ với hình dáng đầu dài, mình ngắn.


Từ thời Ngụy Tấn trở về sau, hình ảnh ông thọ công cầm trượng có nhiều thay đổi, từ trượng có khắc hình chim cưu đổi thành gậy gỗ đào, bởi quan niệm gỗ đào có thể trừ bệnh, giữ cho thân thể cường tráng, diên niên ích thọ.


Như vậy, từ một vương trượng biểu trưng cho quyền lực vương giả, cây gậy trên tay ông trở thành gậy gỗ đào kiện thân trừ bệnh. Bởi thế, đây được xem là vật trường thọ cát tường luôn đi cùng với hình tượng ông thọ ngày nay.


Qua mỗi thời kì khác nhau tượng ông thọ được thay đổi với nhiều thần thái cho tới những đồ vật mang theo bên mình để trang trí. Bởi thế nên khi chọn mua tượng, ta cần lựa chọn sao cho phù hợp với sở thích và mong mốn thờ cúng của riêng mình và của cả gia đình.


Tượng ông thọ và những ý nghĩa trong phong thủy:


tượng ông thọ

Tượng ông thọ gỗ nu mun 


Tượng ông thọ thường biết đến là một hình ảnh ông tiên già già râu tóc bạc phơ với vầng trán cao trên tay còn chống một chiếc gậy có buộc thêm 1 vò hồ lô, tay kia cầm 1 cành đào hoặc bế một trẻ con.


Tượng ông thọ biểu trưng cho sức khỏe và sự trường thọ đồng thời cũng thể hiện sự viên mãn sống đến đầu bạc.


Tượng ông thọ thường đi kèm với 1 số đồ vật như trái đào, thỏi vàng hoặc nấm linh chi,...không chỉ để trang trí mà còn giúp đem đến nhiều tài lộc và sức khỏe xua tan bệnh tật. Bởi thế khi đặt tượng ông thọ trong gia đình sẽ giúp thu hút những vượng khí tốt cho gia chủ giúp cả gia đình luôn mạnh khỏe.


Qua đó, tượng ông thọ không chỉ biểu trưng cho sự trường thọ mà còn nói mọi người hãy sống lành mạnh, sống có ích. Đặt tượng trong gia đình sẽ giúp các thành viên trong gia đình luôn mạnh khỏe và xua đuổi được những tà ma quấy phá.

Chọn chất liệu để làm tượng ông thọ 


Hiện nay trên thị trường có nhiều loại tượng ông thọ bằng sứ, đá, …. Chúng ta có thể lựa chọn chất liệu dựa trên sở thích và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Tuy nhiên các bạn nên sử dụng tượng ông thọ bằng gỗ để vừa làm vật thờ cúng lại có thể tô điểm thêm cho gia đình chúng ta sự sang trọng. Các loại gỗ tốt thường có độ bền, tuổi thọ rất cao không dễ bị vỡ hoặc mối mọt nên là sự lựa của rất nhiều khách hàng. Tại cửa hàng Xưởng Tương Gỗ có rất nhiều các sản phẩm đẹp với rất nhiều sự lựa chọn khác nhau cho mọi người tham khảo.


Xem thêm những mẫu tượng gỗ ông thọ đẹp: Tại Đây


Cách bài trí tượng ông thọ trong gia đình:


Tượng ông thọ


Tượng ông thọ từ lâu đã trở thành một vật thờ cúng không thể thiếu trong mỗi gia đình, tuy nhiên khi trưng bày tượng thì ta cần lưu ý:


Khi trưng bày tượng gỗ ông thọ trong gia đình, nên đặt tượng ở trên cao thể thể hiện sự tôn kính với ông và đồng thời hướng ra lối ra vào của cửa chính để thu hút những vượng khí tốt cho gia chủ


Không nên đặt tượng ở những nơi như phía trước cửa sổ hay phòng bếp như thế sẽ làm giảm hiệu quả và thể hiến sự bất kính với ngài.


Tượng ông thọ không phải là một vị thần trong Phật giáo nên sẽ không được thờ cúng chung với đức phật và vì đó mà ta không nên đặt tượng gỗ ông thọ trên bàn thờ để thờ cúng

Tượng ông thọ có tác dụng mang lại nhiều sức khỏe và thu hút vượng khí tốt lành cho các thành viên trong gia đình, tục thờ cúng ông thọ từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đẹp trong dân gian. Đo đó khi chọn mua tượng ta cần tìm hiểu  kĩ về ý nghĩa và cách bài trí đê phát huy được hiệu quả tốt nhất. Đồng thời hãy tìm đến những cơ sở uy tín để chọn cho mình một pho tượng ưng ý.



Mọi thông tin cần tư vấn quý khách có thể liên hệ:


Hotline : 0868688137 - 0339331111 - 0355678885 ( Zalo )


Fanpage : https://www.facebook.com/HoangThuongStore/


Website : https://xuongtuonggo.com/


Youtube :https://www.youtube.com/c/xuongtuonggo?app=desktop


Xưởng Tượng Gỗ rất hân hạnh được phục vụ quý khách


Xin trân thành cảm ơn!

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Linkedin Top
 
0339331111